Trang chủ / TIN TỨC & CÔNG NGHỆ / TotalEnergies “đánh mạnh” vào thị trường điện mặt trời

TotalEnergies “đánh mạnh” vào thị trường điện mặt trời


Tập đoàn năng lượng Pháp TotalEnergies chia sẻ hôm Chủ nhật rằng họ đang phát triển hoạt động lắp đặt các tấm pin mặt trời, nhằm vào các khách hàng mong muốn khử cacbon hoặc tự chủ nguồn cung điện và đặt mục tiêu đạt “8 hoặc 9 GW (gigawatt)” hợp đồng mua bán điện theo hình thức này vào năm 2030.
TotalEnergies “đánh mạnh” vào thị trường điện mặt trời
Một công trình điện mặt trời được TotalEnergies xây dựng tại sân bay quốc tế Nouméa-La Tontouta, Pháp. Ảnh AFP

Mathieu Langeron - Giám đốc sản xuất năng lượng tái tạo của tập đoàn TotalEnergies cho biết với 600 khách hàng, được lắp đặt hơn 700 khu vực trên toàn thế giới, họ đã vượt quá 1,5 GW của các hợp đồng mua bán điện (PPA) được ký kết trên toàn thế giới. Lượng khách hàng này đến từ các công ty muốn lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà, mái che bãi đậu xe hoặc trên đất công nghiệp bỏ trống.

Ông giải thích thêm, cho đến nay TotalEnergies đã đặt 60% các hoạt động khai thác năng lượng tái tạo ở các khu công nghiệp châu Á, 10% ở các nước Trung Đông và châu Phi, 15% ở châu Âu và 15% ở Mỹ.

Hoạt động này chỉ mới được 5 năm, nhóm các công ty ở các khu vực trên chính là khách hàng, đặc biệt là ở Pháp với khoảng 160 MW tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt trên các khu vực riêng. Ông Langeron cho biết sắp tới TotalEnergies sẽ nhắm đến mục tiêu phát triển ở châu Âu và Mỹ.

Đến nay, các khách hàng là ngành công nghiệp ô tô có nhu cầu sản xuất điện xanh để khử carbon cho các khu công nghiệp của họ, hoặc các ngành thực phẩm nông sản và dệt may.

Tập đoàn TotalEnergies cũng đã ký được hợp đồng với các đối tác khác gồm: Nhà máy xuất xi măng Holcim (Bỉ) - xây dựng nhà máy điện mặt trời nổi; Công ty Veolia (Oman) - cung cấp năng lượng cho nhà máy khử muối Sharqiyah và xây dựng mái nhà năng lượng mặt trời ở Indonesia để cung cấp năng lượng cho nhà máy thép.

Nhìn chung, đây là những hợp đồng có quy mô khiêm tốn (khoảng 2 GW), trung bình chỉ đảm bảo khoảng 20% lượng điện tiêu thụ của các công ty khách hàng. Đến nay, các khách hàng chủ yếu là ngành công nghiệp ô tô có nhu cầu sản xuất điện xanh để khử carbon hoặc các ngành thực phẩm nông sản và dệt may.

Ngoài việc hạn chế lượng carbon của các khách hàng công nghiệp, các hợp đồng này còn giảm bớt mức tiêu thụ cho các công ty, tránh được việc phải trả quá nhiều phí cho việc cung cấp điện vào giờ cao điểm. Tập đoàn bán điện tái tạo được sản xuất ngay tại địa bàn của khách hàng thông qua các hợp đồng mua bán điện (PPA) dài hạn.


                                                                                 ( nguồn : Năng lượng Quốc tế )