Trang chủ / TIN TỨC & CÔNG NGHỆ / Nhà đầu tư châu Âu nóng lòng mua điện tái tạo trực tiếp không qua EVN

Nhà đầu tư châu Âu nóng lòng mua điện tái tạo trực tiếp không qua EVN


Theo EuroCham, ngày càng có nhiều tập đoàn toàn cầu trực tiếp mua năng lượng tái tạo từ các nhà sản xuất điện độc lập tại Việt Nam và điện mặt trời mái nhà có nhiều vai trò trong phát triển năng lượng của Việt Nam với cơ chế DPPA.

Theo EuroCham, những diễn biến trên thị trường năng lượng trên toàn cầu và trong khu vực đã làm tăng đáng kể khả năng thị trường năng lượng vào năm 2030 sẽ tập trung nhiều hơn vào các năng lượng chi phí thấp và ít phụ thuộc hơn vào nhiên liệu hóa thạch.

Điều này sẽ dẫn đến việc tạo ra các hệ thống năng lượng đa dạng, ổn định, đáng tin cậy với chi phí hợp lý hơn; thậm chí còn nhiều hơn ở những thị trường có cạnh tranh công khai và tiếp cận được với nguồn vốn quốc tế.

                                    Nhiều doanh nghiệp đã sản xuất năng lượng sạch cho riêng mình với quy mô lớn

Cho rằng, mục tiêu “100% năng lượng sạch” là đầy thách thức nhưng EuroCham cũng cho hay, mục tiêu này giờ đã trở nên phổ biến đối với các công ty trên toàn cầu, bao gồm cả những công ty thuộc “Nhóm RE100” với tham vọng cam kết sử dụng 100% điện tái tạo.

Các doanh nghiệp này đã thể hiện sự quan tâm của mình trong việc mua năng lượng tái tạo thông qua Hợp đồng Mua bán điện trực tiếp (DPPA) được đề xuất và sản xuất năng lượng sạch của riêng họ trong các nhà máy điện với hệ thống quản lý tài sản năng lượng bằng chương trình lưu trữ “sau công tơ điện” có quy mô lớn hơn.

Sự chắc chắn trong việc đảm bảo cung cấp “năng lượng xanh” giúp giải quyết nhu cầu đáp ứng các mục tiêu của doanh nghiệp và nhu cầu của nhà đầu tư.

Để hỗ trợ các sáng kiến này, EuroCham cũng hoan nghênh việc thực hiện ngay Đề án thí điểm DPPA với các tiêu chí phù hợp và thiết lập một quy trình hiệu quả để lựa chọn dự án thí điểm và giảm bớt gánh nặng pháp lý cho các công ty muốn triển khai các nhà máy năng lượng sạch “sau công tơ điện”.

Cả hai biện pháp này được kỳ vọng sẽ giúp từng công ty riêng lẻ đạt được mục tiêu cung cấp năng lượng sạch 100% của riêng mình.

Các giải pháp được đề cập tới là thiết lập biểu giá hoặc cơ chế tài trợ rõ ràng, minh bạch, không có rủi ro, trong đó có thể áp dụng mức giá thỏa thuận ban đầu trong suốt thời gian thực hiện dự án; tiêu chí phù hợp và quy trình hiệu quả để lựa chọn dự án thí điểm

 

EuroCham cho rằng, điện mặt trời có thể được triển khai trong các tình huống sử dụng đất hai mục đích như cộng sinh với một số hình thức canh tác nhất định như nông nghiệp và chăn thả gia súc.

Đồng thời loại bỏ các rào cản đối với việc sản xuất và tiêu thụ điện tái tạo tại chỗ từ điện mặt trời mái nhà hoặc điện gió trên bờ/điện mặt trời trên bờ quy mô nhỏ.

Cạnh đó cần đưa ra các tiêu chí chính thức và công nhận các chứng nhận điện tái tạo (REC - cả chứng nhận quốc tế và trong nước) là giải pháp chuyển tiếp được công nhận trong nỗ lực đạt được mục tiêu 100% năng lượng sạch cũng như giảm phát thải khí nhà kính (GHG) của doanh nghiệp.

Trước đó, Sách trắng 2024 của EuroCham cũng đánh giá rằng, việc sớm phát triển điện mặt trời sau khi đã quy định biểu giá ở mức phù hợp đã dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của điện mặt trời quy mô thương mại và Điện mặt trời mái nhà.

Sự mở rộng lĩnh vực này trên quy mô lớn, mang lại công suất vượt xa những mong đợi ban đầu đã tạo ra các vấn đề đối với lưới điện và nhu cầu thương mại bất ngờ về giá điện.

Tuy vậy, lĩnh vực điện mặt trời tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng và nên được cơ cấu để đảm bảo thiết lập một cơ chế quản lý và kiểm soát hiệu quả hơn để giảm bớt lo ngại của Chính phủ.

“Cần phải thiết lập các quy định để có thể cấp điện từ các dự án điện mặt trời trực tiếp đến người dùng cuối (thay vì thông qua EVN và lưới điện), với việc bao tiêu trực tiếp dưới hình thức DPPA, trong đó lợi ích và khả năng cung cấp năng lượng sạch có thể được thảo luận và thực hiện giữa nhà phát triển và người tiêu thụ điện dựa trên các yêu cầu kỹ thuật và pháp lý cần thiết”, Sách Trắng 2024 nhận xét.

Đồng thời cho rằng, điện mặt trời mái nhà có nhiều vai trò trong tiến trình phát triển năng lượng của Việt Nam và cơ chế DPPA có thể mang lại sự đảm bảo cho điều đó hơn.

Điều này là bởi việc triển khai các hệ thống điện mặt trời mái nhà (có thể được kết nối với lưới điện và “điện sau công tơ” (behind the meter)), cho phép việc tiêu thụ điện được linh hoạt hơn tùy thuộc vào nhu cầu năng lượng của địa phương/vùng miền hoặc nhu cầu thực tế của người tiêu thụ điện.

Điện mặt trời cũng có thể được triển khai trong các tình huống sử dụng đất hai mục đích, như đã được thấy trên toàn cầu khi kết hợp với các hồ chứa thủy điện dưới dạng điện mặt trời nổi (có thể được kết hợp với nuôi trồng thủy sản), cộng sinh với một số hình thức canh tác nhất định như nông nghiệp và chăn thả gia súc, v.v...


                                                                                                 ( nguồn : Báo Đầu Tư )