Lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái và khả năng thu hồi vốn
Thống kê mức độ sử dụng điện sinh hoạt bậc thang đến tháng 9 năm 2023 | |||
STT | Mức độ sử dụng | Số hộ | Chiếm tỷ trọng % |
1 | Từ 50kWh trở xuống | 3.120.000 | 11,14 |
2 | Từ 51 đến 100 kWh | 4.240.000 | 15,15 |
3 | Từ 101 đến 200 kWh | 9.540.000 | 34,08 |
4 | Từ 201 đến 300 kWh | 5.220.000 | 18,64 |
5 | Từ 301 đến 400 kWh | 2.500.000 | 9,16 |
6 | Từ 401 đến 500 kWh | 1.320.000 | 4,72 |
7 | Từ 500 kWh trở lên | 1.982.000 | 7,11 |
Tổng | 27.922.000 |
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của EVN.
Giá bán lẻ điện sinh hoạt được áp dụng theo Quyết định 2941/QĐ-BCT ngày 8/11/2023 của Bộ Công Thương quy định về giá bán điện. Biểu giá tham khảo tại trang web: Trang thông tin điện tử - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (evn.com.vn).
Dựa trên biểu giá bán lẻ điện hiện hành, có thể tính được chi phí điện sinh hoạt ở các nhóm khách hàng 300 - 600 kWh/tháng:
Nhóm khách hàng | Số kWh/tháng | Tổng số tiền điện bao gồm cả thuế, VNĐ |
1 | 300 | 727.056 |
2 | 400 | 1.056.456 |
3 | 500 | 1.396.764 |
4 | 600 | 1.737.072 |
Việc lựa chọn hệ thống Điện mặt trời mái nhà ( ĐMTMN ) công suất bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào hóa đơn tiền điện mỗi tháng của hộ tiêu thụ điện, cũng như sản lượng điện tiêu thụ ban ngày và ban đêm. Nếu một tháng hộ tiêu thụ dùng đến 400 số điện - tức mỗi ngày khoảng 13 số điện ( 13 kWh ), nếu coi ngày và đêm dùng tương đương nhau ( 6,5kWh ) thì chỉ cần dùng hệ thống ĐMTMN nối lưới công suất khoảng 3 kWp. Bởi trung bình 3 kWp pin mặt trời sẽ sản xuất được ra 8 kWh/ngày ( tùy theo mùa và tình trạng thời tiết, cao nhất hệ thống có thể sản xuất đến 15-16 kWh ). Với mức công suất 3 kWp, chi phí cho hệ thống điện mặt trời sẽ rơi vào khoảng 35-48 triệu đồng ( 10-16 triệu đồng/kWp ).
Như vậy, nếu tính toán số tiền giảm trừ tiền điện cho hệ thống 3kWp tại khu vực thành thị ( ví dụ như Hà Nội, tp.HCM,... ), vốn đầu tư khoảng 48 triệu đồng; mức suy giảm hiệu suất của tấm pin Năng lượng mặt trời ( NLMT ) là 1%/ năm; sản lượng quang điện 2,79 kWh/kWp ngày; giá điện tăng 4% năm.
Một số biểu tính sẵn dùng tham khảo để tính toán thu hồi vốn:
Qua các biểu tính sẵn ở trên chúng ta thấy rằng: ngay cả trong điều kiện bức xạ mặt trời không ổn định, không còn cơ chế khuyến khích mua lại một phần điện dư dù hệ thống ĐMTMN đã cắt được đỉnh giá điện lũy tiến ( từ bậc 4, bậc 5 ), thì cũng khoảng chưa đến 5 năm là chủ đầu tư thu được đủ số vốn đã bỏ ra ( tất nhiên ở đây chưa tính đến lãi suất ngân hàng nếu chủ đầu tư vay vốn đầu tư lắp đặt, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và các rủi ro hỏng hóc hệ thống… ).
Khuyến nghị việc lắp đặt ĐMTMN cho các hộ sử dụng điện sinh hoạt tham khảo theo bảng sau:
Tham khảo công suất lắp đặt cho hệ thống ĐMTMN | ||||
STT | Tiền điện trung bình tháng trong năm (đồng) | Sản lượng tiêu thụ Trung bình/ tháng (kWh) | Diện tích mái (m2) | Công suất hệ thống (kWp) |
1 | Đến 727.000 đồng | Đến 300 kWh | Không khuyến nghị lắp | |
2 | Đến 1.056.000 đồng | Đến 400 kWh | 18 m2 | 3 kWp |
3 | Đến 2.077.000 đồng | Đến 700 kWh | 36m2 | 6 kWp |
4 | Đến 3.098.000 đồng | Đến 1000kWh | 54 m2 | 9 kWp |
5 | Đến 4.459.000 đồng | Đến 1400 kWh | 72 m2 | 12 kWp |
Theo thống kê sử dụng điện sinh hoạt bậc thang đến tháng 9 năm 2023 của EVN thì trong gần 28 triệu hộ sử dụng điện sinh hoạt, thì có tới 79,01% số hộ sử dụng điện dưới 300 kWh/tháng ( thuộc diện không khuyến nghị lắp đặt ĐMTMN ). Trong số gần 21% số hộ dùng từ 300 kWh/tháng trở lên có khả năng lắp đặt được ĐMTMN thì không phải hộ nào cũng đủ tiêu chí để lắp đặt, chẳng hạn như vị trí nhà ( nhà bị che khuất, chung cư… ), hoặc mức độ dùng điện vào thời điểm nào trong ngày nhiều… Tuy nhiên, với các hộ sử dụng điện kinh doanh ( sử dụng điện theo 3 giá ): Giờ bình thường là 3.099,60 đồng/kWh; giờ thấp điểm là 1.885,68 đồng/kWh; giờ cao điểm là 5.331,96 đồng/kWh, thì các hộ này khi lắp đặt hệ thống ĐMTMN sẽ giảm được giá điện giờ bình thường khi có nắng và 2 tiếng giờ cao điểm buổi trưa, nếu được tính toán kỹ để sử dụng gần hết sản lượng ĐMTMN sinh ra sẽ hoàn toàn đạt hiệu quả về kinh tế.
Tài liệu tham khảo :