Trang chủ / TIN TỨC & CÔNG NGHỆ / Điện mặt trời mái nhà ở Việt Nam : hiện trạng và những khó khăn cần khắc phục ( Phần 1 )

Điện mặt trời mái nhà ở Việt Nam : hiện trạng và những khó khăn cần khắc phục ( Phần 1 )


I. Hiện trạng điện mặt trời mái nhà ở Việt Nam:

1. Hiện trạng:

Tính đến ngày 31/12/2023 các tổng công ty điện lực, công ty điện lực đang thực hiện hợp đồng mua bán ĐMTMN với các tổ chức, cá nhân tại 103.509 hệ thống, với công suất lắp đặt khoảng 9.595.853 kWp được lắp đặt theo cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam (theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg và Quyết định số 13/2020-QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Theo số liệu tổng hợp, tổng sản lượng điện phát lên hệ thống điện quốc gia trong năm 2023 là 11,135 tỷ kWh, chiếm 3,97% tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống.

Cụ thể, các hệ thống ĐMTMN đã ký hợp đồng mua bán điện (PPA) với EVN năm 2023 như bảng tổng hợp dưới đây:

STT

Đơn vị

Tổng số dự án/hệ thống ĐMTMN

Tổng công suất đặt (kWp)

Tổng sản lượng bán cho EVN (kWh)

Sản lượng trung bình 01 kWp bán cho EVN /năm

Tỷ lệ lệ % theo công suất đặt

Tỷ lệ % theo sản lượng bán cho EVN






EVN

103.509

9.595.853

11.135.338.198

1.160,43





1

EVNNPC

8.703

582.381

513.256.724

881,31

6,07

4,61



2

EVNSPC

53.701

5.559.869

6.569.559.245

1.181,60

57,94

59,00



3

EVNCPC

24.935

3.066.389

3.761.801.769

1.226,79

31,96

33,78



4

EVNHANOI

2.088

33.350

17.879.217

536,11

0,35

0,16



5

EVNHCMC

14.082

353.864

272.841.243

771,03

3,69

2,45



Nguồn: Báo cáo của EVN tháng 1/2024.

Các hệ thống ĐMTMN trên đều được lắp đặt, nghiệm thu và ký hợp đồng mua bán điện với EVN/đại diện của EVN trước thời điểm FIT 2 hết hiệu lực (ngày 31/12/2020).

Còn sản lượng điện EVN mua từ hệ thống ĐMTMN năm 2023 như sau:

Phân tích tính kinh tế và gợi ý giải pháp cho điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của EVN tháng 1 năm 2024.

Mặc dù cơ chế mới cho điện mặt trời vẫn chưa được cấp có thẩm quyền ban hành, nhưng từ năm 2021 đến nay vẫn có nhiều hệ thống ĐMTMN được lắp đặt sử dụng theo tiêu chí “tự sản, tự tiêu”. Theo thống kê sơ bộ: Tính đến tháng 7 năm 2023 có khoảng 1.030 hệ thống ĐMTMN với tổng công suất khoảng 399,96 MWp đã được các tổ chức, cá nhân lắp đặt (chủ yếu là các công ty TNHH, khu công nghiệp) với mục đích tự dùng tại chỗ. Các hệ thống ĐMTMN trên có liên kết với lưới điện, nhưng không bán điện cho các đơn vị của EVN (các hệ thống này sử dụng thiết bị chống phát ngược - Zero Export). Các hệ thống lớn cơ bản được thống kê như sau:

Thống kê các hệ thống ĐMTMN lắp đặt sau năm 2020:

TT

Tỉnh/Thành phố

Số lượng hệ thống

Tổng Công suất lắp đặt (kWp)

Ghi chú


Ở Miền Nam


1

Hồ Chí Minh

429

27.610,00

80% số hệ thống lắp đặt tại hộ gia đình

2

Gia Lai

14

1.564,34

Chủ yếu là công ty thương mại

3

Cà Mau

6

818,85

Công ty, phòng CA tỉnh, chùa Phật Quang

4

Sóc Trăng

11

1.198,41

Chủ yếu Công ty, nhà hàng

5

Đồng Tháp

3

2.390,24

Các Công ty TNHH

6

Cần Thơ

11

11.571,10

Các Công ty TNHH

7

Quảng Ngãi

7

3.459,64

Cty Cp, Khách sạn

8

Long An

2

27.100,00

Công ty TNHH

9

Bến Tre

4

5.212,00

Cty CP, Công ty TNHH

10

Đã Nẵng

32

15.350,84

Các Công ty TNHH, dịch vụ

11

Khánh Hòa

45

3.155,64

5 Cty TNHH =2.846 kWp+ nhà dân

12

Ninh Thuận

7

1.607,42

Các Cty TNHH, 4 nhà dân (186kWp)

13

Bạc Liêu

2

1.039,12

Cty TNHH, nhà dân 3,12kWp

14

Bình Phước

4

4.030,67

Công ty NNHH, 2 nhà dân= 17,67 kWp

15

Bà Rịa- Vũng Tầu

42

520,08



Ở Miền Bắc


1

Hà Nội

80

32.018,00

Chủ yếu là tại nhà xưởng khu công nghiệp

2

Thái Bình

14

15.836,23

Của Công ty, 1 của Bệnh viên (29,93kWp)

3

Bắc Ninh

14

12.821,84

Các Công ty TNHH

4

Vĩnh Phúc

114

16.218,67

Công ty HonDa và Toyota hơn 6.000 kWp, một số công ty CP trong KCN

5

Hà Nam

11

23.037,00

Các Cty TNHH trong khu CN

6

Ninh Bình

1

3.800,00


7

Nam Định

23

2.781,81

5 nối trung áp 18 nối hạ áp, thiếu hồ sơ pháp lý

8

Hải Dương

16

18.179,00

Các Cty TNHH, sân gôn…

9

Nghệ An

19

19.199,46

Các Cty TNHH, Cty Cổ phần

10

Phú Thọ

1

1.144,00

Lắp đặt trên mái TT thương mại Big C

11

Hà Tĩnh

16

9.700,20


12

Hải phòng

1

2.151,68

Khu CN Đình Vũ tự sản tự tiêu

17

637,48


3

15.268,00

VSIP; Nomura; Đình Vũ

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của các Sở Công Thương năm 2023.

Để đạt được các kết quả như trên, về mặt chủ trương, chính sách, trước đó Chính phủ đã đặt ra mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo trong các tài liệu:

- Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị.

- Quy hoạch điện VIII.

Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều cơ chế khuyến khích khác nhau cho các loại hình điện NLTT được đánh giá có tiềm năng lớn. Về điện mặt trời, cơ chế khuyến khích được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Áp dụng biểu giá mua điện (FIT 1) đến hết ngày 30/6/2019:

- Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.

- Quyết định số 02/2019/QĐ-TTg ngày 8/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg.

- Thông tư số 16/2017/TT-BCT ngày 12/9/2017 của Bộ Công Thương quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời.

- Thông tư số 05/2019/TT-BCT ngày 11/3/2019 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2017/TT-BCT.

Giai đoạn 2: Áp dụng biểu giá mua điện (FIT 2) đến ngày 31/12/2020:

- Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam.

- Thông tư số 18/2020/TT-BCT ngày 17/7/2020 của Bộ Công Thương quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho dự án điện mặt trời.

- Công văn số 7088/BCT-ĐL ngày 22/9/2020 của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn thực hiện phát triển ĐMTMN.


( còn tiếp ... )

Tài liệu tham khảo :

https://icon.com.vn/

https://nangluongvietnam.vn/