Trang chủ / TIN TỨC & CÔNG NGHỆ / Top các quốc gia sử dụng năng lượng mặt trời

Top các quốc gia sử dụng năng lượng mặt trời


Năng lượng mặt trời trở thành xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển của thế giới trong tương lai.

Nhật Bản gây bất ngờ với dự án thành phố Mặt trời.

Nguồn năng lượng sạch dần thay thế cho các năng lượng hóa thạch dần cạn kiệt hay thủy điện không ổn định do biến đổi khí hậu.

Trong buổi chia sẻ về năng lượng sạch mới đây, Công ty nghiên cứu sản xuất năng lượng mặt trời Sun win cho biết danh sách các quốc gia hàng đầu sử dụng điện mặt trời hiện nay.

Sử dụng năng lượng mặt trời là xu hướng tất yếu

Trung bình mỗi ngày mặt trời sẽ chiếu xuống trái đất nguồn năng lượng gấp 15 nghìn lần so với năng lượng hóa thành và nguyên tử cộng lại. Đây là nguồn năng lượng sạch, vô hạn và được đánh giá an toàn bậc nhất.

Nó dễ dàng chuyển hóa thành các loại năng lượng khác như điện, nhiệt, cơ, hóa thông qua các thiết bị và công nghệ hiện đại. Phát triển nguồn năng lượng vô tận mang đến nhiều lợi ích đặc biệt với môi trường.

Theo nhận định từ các chuyên gia Sun win, sử dụng quang năng trở thành xu hướng tất yếu trên toàn thế giới. Chúng thay thế được cho hầu hết nguồn năng lượng: Dầu mỏ, thủy năng, nhiệt năng trong cả sinh hoạt và sản xuất.

Top các quốc gia sử dụng năng lượng mặt trời hàng đầu hiện nay

Hội đồng Năng lượng thế giới WEC đã công bố số liệu mới nhất về việc sử dụng năng lượng mặt trời từ các quốc gia. Danh sách này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên với các vị trí hàng đầu.

Top 6: Pháp

Theo báo cáo, trong năm 2023 Pháp đã triển khai thành công 3.2 GW điện mặt trời mới. Từ đón tăng tổng công suất điện sản xuất tại quốc gia này ở mức 22.4GW chờ kết nối và 5.8GW được đưa vào sử dụng.

Công suất chủ yếu của Pháp đến từ vùng Nouvelle-Aquitaine, Auvergne-Rhône-Alpes, Provence-Alpes-Côte d'Azur và Grand Est. Nơi đây chiếm đến 48% tổng sản lượng điện mặt trời kết nối mới và 53% điện năng chờ kết nối.

Top 5: Italia

Italia được bình chọn là quốc gia hình mẫu trong việc sử dụng năng lượng tái tạo và được nhiều quốc gia học hỏi. Chỉ riêng công viên Malvezzi - Fornasini Foundation đã có thể sản xuất gần 25Gwh mỗi năm.

Top 4: Nhật Bản

Là quốc gia có diện tích nhỏ và nổi tiếng với năng lượng hạt nhân, Nhật Bản khiến các quốc gia phải ngạc nhiên với hệ thống pin điện mặt trời của mình.Tại đây triển khai đưa nguồn điện sạch đến từng gia đình, quy hoạch “Thành phố Mặt trời” vô cùng chuyên nghiệp.

Theo thống kê năm 2021, quốc gia đã sản xuất ra 86 Terawatt giờ điện, tăng khoảng 7 Terawatt giờ so với năm 2012. Nguồn điện mặt trời đã vượt qua thủy điện để giữ vị trí số 1 về năng lượng tái tạo của Nhật Bản.

Top 3: Đức

Dẫn đầu thế giới về số lượng điện có nguồn gốc từ quan năng với lượng tiêu thụ lên đến 85.160 MW mỗi năm. Con số này hứa hẹn tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa khi Đức đầu tư mạnh mẽ về hệ thống pin mặt trời. Nổi bật phải kể đến số lượng lớn tại phía Đông Nam Karlsruhe xây dựng vào năm 2011.

Top 2: Mỹ

Trong năm 2020, Mỹ đã thông qua kế hoạch đầu tư 1 tỷ đồng vào hệ thống điện mặt trời của quốc gia này tại tiểu bang Nevada. Dự tính cung cấp điện khoảng 260 hộ gia đình. Ngoài ra tại quốc gia còn sở hữu 2 nhà máy mặt trời lớn là Topaz và Ivanpah.

Top 1: Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia sở hữu nền kinh tế hàng đầu, đông dân nhất thế giới. Nhu cầu sử dụng điện tại đây vô cùng lớn và Trung Quốc đẩy mạnh việc sản xuất và lắp đặt hệ thống pin mặt trời.

Trung Quốc xây dựng hệ thống pin mặt trời tại sa mạc.

Theo https://goalify.plus được biết, Trung Quốc đã vươn lên vị trí số 1, thống trị thế giới về năng lượng mặt trời. Quốc gia đã đầu tư hơn 130 tỷ USD vào ngành điện, theo tính toán quốc gia có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng toàn cầu cho đến năm 2032.

Đánh giá tình hình phát triển điện mặt trời tại Việt Nam

Là quốc gia đang phát triển, Việt Nam chú trọng vào phát triển hệ thống năng lượng sạch và trong đó có điện mặt trời. Theo báo cáo từ Bộ Công thương, nhu cầu sử dụng điện tại Việt Nam lớn và tăng khoản 10% mỗi năm.

Nguồn điện mặt trời tại nước ta có sự tăng trưởng khá tốt, tính đến năm 2020, nguồn điện được nối vào mạng lưới quốc gia đạt 9GW. Trong đó Ninh Thuận và Bình Thuận là 2 tỉnh có đóng góp lớn nhất với 3.5 GW.

Theo quy hoạch, công suất điện sạch sẽ tăng từ 17GW lên khoảng 20GW vào năm 2030. Hy vọng chiếm 14% trong cơ cấu nguồn điện, giảm thiểu điện nhập khẩu để phát triển bền vững và góp phần bảo vệ môi trường.

Đứng trước tình hình nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt và môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Năng lượng mặt trời là chủ đề nhận được sự quan tâm từ tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay. 


                                                                                                          ( nguồn : Người Đưa Tin )