Trang chủ / TIN TỨC & CÔNG NGHỆ / Thị trường năng lượng năm 2023: Năng lượng sạch “lên ngôi”

Thị trường năng lượng năm 2023: Năng lượng sạch “lên ngôi”


Thị trường năng lượng thế giới 2023 cho thấy sự năng động gồm những thay đổi, thách thức và cơ hội, từ các công nghệ mới nổi đến những ảnh hưởng địa chính trị.

Thị trường năng lượng năm 2023: Năng lượng sạch “lên ngôi”. (Ảnh: Reuters)

Trong năm 2023, một số áp lực trước mắt từ cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đã giảm bớt. Tuy nhiên, thị trường năng lượng, diễn biến chính trị và nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa ổn định và nguy cơ gián đoạn gia tăng vẫn luôn hiện hữu. Giá nhiên liệu hóa thạch đang giảm so với mức đỉnh năm 2022, nhưng thị trường vẫn căng thẳng và biến động. Kinh tế vĩ mô đang suy giảm, với lạm phát dai dẳng, chi phí đi vay cao hơn và mức nợ tăng cao.

Theo đánh giá, hiện nền nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu đã cao hơn mức thời tiền công nghiệp khoảng 1,2°C, gây ra các đợt nắng nóng và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác. Đồng thời lượng phát thải khí nhà kính vẫn chưa đạt đến đỉnh điểm. Ngành năng lượng cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng không khí ô nhiễm mà hơn 90% dân số thế giới đang phải gánh chịu, liên quan đến hơn 6 triệu ca tử vong sớm mỗi năm. Các xu hướng tích cực về cải thiện khả năng tiếp cận điện và nấu ăn sạch đã chậm lại hoặc thậm chí đảo ngược ở một số quốc gia.

Trong bối cảnh phức tạp này, sự xuất hiện của một nền kinh tế năng lượng sạch mới, dẫn đầu là quang điện mặt trời và xe điện (EV), mang lại hy vọng cho chặng đường phía trước. Đầu tư vào năng lượng sạch đã tăng 40% kể từ năm 2020. Việc thúc đẩy giảm lượng khí thải là lý do chính nhưng không phải là lý do duy nhất. Cơ hội kinh tế cho các công nghệ năng lượng sạch trưởng thành là rất lớn. An ninh năng lượng cũng là một yếu tố quan trọng, đặc biệt ở các nước nhập khẩu nhiên liệu, cũng như các chiến lược công nghiệp với mong muốn tạo việc làm trong lĩnh vực năng lượng sạch. Không phải công nghệ sạch nào cũng phát triển mạnh và một số chuỗi cung ứng, đặc biệt là năng lượng gió, đang chịu áp lực. Nhưng có những ví dụ nổi bật về tốc độ thay đổi ngày càng nhanh. Điều này được thể hiện bằng số liệu khi vào năm 2020, cứ 25 ô tô bán ra thì có 1 ô tô sử dụng năng lượng điện.

Trong khi vào năm 2023, con số này hiện là 1/5. Điều này đã tạo ra 500 gigawatt (GW) công suất phát điện từ năng lượng tái tạo sẽ được bổ sung vào năm 2023 và đây là một kỷ lục mới. Hơn 1 tỷ USD mỗi ngày đang được chi cho việc triển khai năng lượng mặt trời. Năng lực sản xuất các bộ phận chính của hệ thống năng lượng sạch, bao gồm mô-đun quang điện mặt trời và pin EV, đang mở rộng nhanh chóng. Động lực này là lý do tại sao IEA gần đây đã kết luận trong lộ trình Net Zero, rằng con đường hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C là rất khó khăn nhưng vẫn còn rộng mở.

Sản xuất điện toàn cầu. (Ảnh: Reuters)

Để đi đúng trên con đường này, việc chuyển hướng xanh hóa năng lượng toàn cầu là vô cùng thiết yếu. Di sản từ cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu vừa qua có thể là sự khởi đầu cho sự kết thúc của kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch. Động lực đằng sau quá trình chuyển đổi năng lượng sạch hiện đã đủ để đáp ứng nhu cầu thế giới về than, dầu và khí tự nhiên đều đạt mức cao trước năm 2030. Tỷ trọng than, dầu và khí tự nhiên trong nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu bị giữ ở mức khoảng 80% trong nhiều thập kỷ và bắt đầu giảm dần, đạt 73% trong STEPS vào năm 2030. Đây là một sự thay đổi quan trọng.

Bruce Douglas, Giám đốc điều hành của Liên minh Năng lượng Tái tạo Toàn cầu (GRA), cho biết: “Nếu không tăng gấp đôi hiệu quả sử dụng năng lượng, chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến sự phát triển song song của nhiên liệu hóa thạch để hỗ trợ điện khí hóa. Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ việc điện khí hóa, nhưng để thay thế nhiên liệu hóa thạch, chúng ta cần tăng gấp đôi hiệu quả sử dụng năng lượng cùng với việc mở rộng năng lượng tái tạo.”

Tuy nhiên, nếu nhu cầu về các nhiên liệu hóa thạch này vẫn ở mức cao, như trường hợp của than trong những năm gần đây và như trường hợp trong các dự báo của STEPS về dầu và khí đốt, thì con số đó còn lâu mới đủ để đạt được các mục tiêu về khí hậu toàn cầu.

Ngoài ra, tình hình căng thẳng ở Trung Đông là lời nhắc nhở về mối nguy hiểm trên thị trường dầu mỏ một năm sau khi Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu. Cảnh giác về an ninh dầu khí vẫn là điều cần thiết trong suốt quá trình chuyển đổi năng lượng sạch.


                                                                    ( nguồn : Báo Công Thương )