|
Sản xuất tấm thu năng lượng mặt trời ở Đức. Ảnh AFP |
15 thành viên của liên minh bao gồm chi nhánh năng lượng mặt trời của nhà cung cấp năng lượng EnBW, nhà phát triển dự án Bayw, tập đoàn năng lượng Thụy Điển Vattenfall, cũng như nhà phát triển dự án Đan Mạch GreenGo Energy.
Các công ty cảnh báo chống lại chủ nghĩa bảo hộ mà không đề cập đích danh Trung Quốc trong bối cảnh cuộc thảo luận hiện tại. Tuy nhiên, lý do chính trị rất rõ ràng: Phần lớn các mô-đun năng lượng mặt trời lắp đặt ở châu Âu được sản xuất tại Trung Quốc và một số nhà sản xuất châu Âu cũng gặp khó khăn về kinh tế, bất chấp sự bùng nổ của năng lượng mặt trời. Các công ty Trung Quốc có lợi thế về chi phí do sản lượng lớn hơn nhiều và giá năng lượng ở châu Âu cao hơn đáng kể so với ở Trung Quốc. Đây là lý do tại sao EU đã thảo luận về khả năng áp thuế hải quan đối với các mô-đun của Trung Quốc trong nhiều tháng.
Theo một thông cáo báo chí, “Xu hướng bảo hộ ngày càng tăng” đe dọa các mục tiêu giảm phát thải CO2 của EU. Các doanh nghiệp lên tiếng ủng hộ thương mại tự do. Ông chủ của Baywa r.e., Matthias Taft cho biết: “Chúng tôi ủng hộ việc Ủy ban Châu Âu trước đó đã khẳng định chống lại các rào cản thương mại đối với các sản phẩm quang điện. Thuế hải quan sẽ hạn chế rất nhiều cho sự phát triển của năng lượng tái tạo trong thập kỷ quyết định đối với quá trình chuyển đổi năng lượng này”.
Thorsten Jorß, người đứng đầu bộ phận phát triển dự án PV tại EnBW, cũng cảnh báo về các biện pháp bảo hộ tiếp theo: “Để đạt được các mục tiêu bảo vệ khí hậu, chúng ta phải đẩy nhanh phát triển sản xuất năng lượng mặt trời. Không được để xảy ra thêm sự chậm trễ và thụt lùi trong lĩnh vực này”.
Hiệp hội nhắc lại kinh nghiệm lịch sử. Thuế hải quan trừng phạt áp đặt vào năm 2012 và 2013 đối với các linh kiện năng lượng mặt trời từ Trung Quốc đã làm gián đoạn lĩnh vực năng lượng mặt trời ở châu Âu. Ngoài ra, thuế hải quan của EU đã dẫn đến việc giảm lắp đặt mô-đun năng lượng mặt trời.
( nguồn : Petro Times )